4 sai lầm thường gặp trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Post oleh : nhakhoa | Rilis : tháng 7 15, 2018 | Series :

Biểu hiện tiêu chảy cấp ở trẻ là nôn, đi ngoài phân lỏng tóe nước hơn 3 lần 1 ngày, có thể kèm đau bụng, sốt, chán ăn, khát nước, mệt mỏi... Tiêu chảy cấp là nguyên nhân gây bệnh tật, tử vong ở trẻ hay để lại hậu quả dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển của trẻ.

Nguyên tắc điều trị trẻ tiêu chảy cấp https://pacifichealthcare.vn/tieu-chay-cap-o-tre-em.html là bù nước và điện giải mà trẻ bị mất do tiêu chảy và nôn. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn chưa biết chăm sóc trẻ đúng cách, cũng như có quan niệm sai trong điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

4 sai lầm thường gặp trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

1. Dùng thuốc chống nôn, cầm đi ngoài: khi trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần, các bà mẹ thường cho trẻ ăn lá ổi, hồng xiêm xanh... và các thuốc cầm đi ngoài khác. Trẻ ngừng đi ngoài ngay nhưng đó chỉ là khỏi bệnh giả tạo.
Tiêu chảy cấp ở trẻ em - Nguyên nhân, Triệu chứng và Hướng điều trị -1

Hậu quả: các tác nhân gây bệnh ở lại trong đường tiêu hóa lâu hơn khiến cho bệnh lâu khỏi, thậm chí nặng lên.

2. Tự dùng kháng sinh: các bà mẹ thường tự dùng kháng sinh cho trẻ.

Hậu quả: làm rối loạn thêm vi khuẩn chí (vi khuẩn có ích) trong đường tiêu hóa của trẻ, làm tiêu chảy kéo dài, trẻ hấp thu càng kém. https://pacifichealthcare.vn/tieu-chay-cap-o-tre-em-duoi-5-tuoi.html

Lưu ý: sử dụng kháng sinh cần theo chỉ định của nhân viên y tế, áp dụng trong trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn, amip.

3. Kiêng khem: nhiều bà mẹ cho trẻ kiêng thịt, trứng, sữa, cá...

Hậu quả: ở trẻ bị tiêu chảy, khả năng hấp thu đã bị kém đi, lại ăn thức ăn thiếu dinh dưỡng nên không có đủ năng lượng để chống đỡ với bệnh tật.

4. Bù dịch và điện giải không đúng: ngừng cho trẻ bú, chỉ cho trẻ uống nước đường hoặc cho uống oresol không đúng nồng độ quy định.

Hậu quả: không bù được nước, điện giải, bé càng bị mất nước nhiều hơn, tình trạng có thể nặng lên nhanh chóng.

google+

linkedin