Bệnh sởi trẻ sơ sinh

Post oleh : nhakhoa | Rilis : tháng 3 01, 2018 | Series :
Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ và khá nguy hiểm cho trẻ. Bệnh này cần được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Nếu không có thể dẫn đến biến chứng, thậm chí gây tử vong cho trẻ.

Bệnh sởi là gì?

Nhiều bố mẹ thường hay lầm tưởng giữa bệnh sởi và bệnh sốt phát ban. Tuy nhiên 2 bệnh này không giống nhau. Bố mẹ cần phân biệt giữa chúng để khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ có hướng theo dõi và điều trị thích hợp.



Sốt phát ban là bệnh do vi rút thông thường gây ra. Và hầu hết là lành tính. Trong khi đó bệnh sởi ở trẻ em là trường hợp trẻ bị nhiễm vi rút cấp tính. Giữa hai bệnh này có triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Bố mẹ có thể dựa vào những khác biệt cơ bản để phân biệt.

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Trong giai đoạn ủ bệnh, dấu hiệu trẻ bị bệnh sởi cũng gần giống như trẻ bị sốt phát ban. Thường bệnh sẽ ủ trong vòng 1 tuần. Lúc này, bé sẽ bị mệt mỏi, lừ đừ, sốt cao, biếng ăn, bỏ bú. Có thể trẻ sẽ than nhức mỏi các cơ bắp. Thậm chí, trẻ có thể bị tiêu chảy hay nôn ói.

Một chút khác biệt là trẻ bị sởi thì thường kèm theo triệu chứng ho. Bên cạnh đó trẻ sẽ chảy nước mũi và hay đau mắt đỏ.

Phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Bố mẹ sẽ phân biệt được rõ ràng hơn phát ban và sởi ở giai đoạn ban phát trên người. Cụ thể là:

Sốt phát ban do sởi: Ban sẽ xuất hiện ở tai trước tiên. Sau đó ban lan ra mặt, lan dần xuống ngực, bụng rồi lan toàn thân. Ban sẽ biến mất theo đúng thứ tự nó đã nổi lên. Ban do sởi thường sằn sùi, gồ lên mặt da. Sau khi bay thì ban để lại vết thâm.

Sốt phát ban thông thường: Trẻ sẽ phát ban sau khi giảm sốt. Nổi đồng loạt và sau khi bay thường sẽ không có dấu tích gì.

Điều trị bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Nếu như trẻ sốt phát ban là bệnh lành tính thì bệnh sởi nguy hiểm hơn. Trẻ bị sốt phát ban chỉ cần chăm sóc dinh dưỡng cho bé đúng cách, giữ vệ sinh thân thể thì bệnh sẽ tự khỏi. Thường là sau 5-7 ngày và không có biến chứng gì.

Sởi thì không giống vậy. Bệnh sởi có thể có nhiều biến chứng hơn. Nhất là khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, hoặc trẻ có đề kháng kém.

Biến chứng có thể xảy ra như: Viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não, viêm giác mạc (có thể gây mù).

Chính vì vậy hãy tiêm vacxin phòng bệnh sởi cho trẻ. Khi trẻ mắc bệnh, không tự ý mua thuốc hay cho trẻ dùng kháng sinh. Cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị đúng cách, kịp thời.

google+

linkedin